Xử lý nước trước khi thả tôm giống

Xử lý nước trước khi thả tôm rất quan trọng vì chỉ cần xử lý không đúng cách có thể ảnh hưởng cả vụ nuôi, cách xử lý nước trước khi thả tôm phải tuần tự hợp lý mới có thể giúp giống phát triển an toàn, khỏe mạnh.

Tại sao phải xử lý nước trước khi thả tôm?
– Vì Mầm bệnh gây hại còn xót lại ở vụ nuôi trước đó có thể gây hại cho tôm giống

– Mầm bệnh từ nguồn nước được cấp vào ao nuôi nếu không xử lý sẽ vô cùng nguy hiểm.

– Bên cạnh đó việc xử lý nước còn tạo nguồn thức ăn tự nhiên giúp tôm phát triển nhanh chóng trong giai đoạn đầu, giảm chi phí thức ăn từ đó tăng lợi nhuận.

Xử lý mầm bệnh trong nước ao nuôi
– Bước 1: Cấp nước vào ao lắng qua túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ rác, ấu trùng, tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp. Để lắng 3 – 7 ngày.

– Bước 2: Kích thích trứng tôm, ốc, côn trùng, cá tạp nở thành ấu trùng bằng cách chạy quạt nước liên tục 2 – 3 ngày.

– Bước 3: Sử dụng Chlorine nồ độ 20-30 ppm (20-30kg/1.000m3 nước) để diệt tạp, diệt khuẩn nước ao lắng vào buổi sáng (khoảng 8h) hoặc buổi chiều ( khoảng 16h). Ngoài ra có thể sử dụng một số hoá chất có thể dùng để diệt tạp, diệt khuẩn nước:

+ Thuốc tím (KMnO4): 20 – 50 kg/ha, tạt đều khắp ao và để ít nhất sau 24 giờ mới gây màu nước.

+ BKC (Benzalkonium Chlorinde) ≥ 50%: là 3 – 5ppm (30 – 50kg/ha).

+ Hợp chất Iodine ≥ 10%: 1 – 3 lít/1.000 m3 nước.

Lưu ý: Chỉ sử dụng một trong các hoá chất: hoặc thuốc tím, hoặc Chlorine , hoặc BKC, hoặc Iodine. Nếu sử dụng Chlorine để diệt trùng thì trước đó từ 3 – 5 ngày không nên sử dụng vôi vì vôi làm tăng pH, giảm khả năng diệt trùng của Chlorine.

– Bước 4: Quạt nước liên tục trong 10 ngày để phân hủy dư lượng Chlorine. Kiểm tra dư lượng chlorine trong nước bằng thuốc thử.

– Bước 5: Thả cá rô phi vào ao chứa: 50kg cá rô phi đơn tính, cở cá 50gr/con/3.000m2.

– Bước 6: Lấy nước từ ao chứa đã được xử lý vào ao nuôi qua túi lọc.

Lưu ý:

+ Đối với ao chứa duy trì nuôi cá rô phi liên tục trong suốt quá trình.

+ Không lấy nước vào ao khi: (1) nước ngoài kênh/mương có nhiều váng bọt, màng nhầy, nhiều phù sa; (2) nguồn nước nằm trong vùng có dịch bệnh; (3) nước có hiện tượng phát sáng vào ban đêm.

Gây màu nước trong ao trước khi thả giống.
– Ở bước này bà con có thể xem bài viết cách gây màu nước trong ao nuôi tôm để gây màu nước phù hợp cho sự sinh trường và phát triển của tôm giống.

Bài viết trước

Tảo đỏ trong ao nuôi tôm xử lý thế nào cho hiệu quả?

Bài viết sau

Hướng dẫn cách sử dụng vôi hiệu quả